-------------------------
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chờ sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạch thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Thành rau má rau sam…
Thành bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình
Gia tài ngoại là các con các cháu
Là câu hát nương che ngày gió bão
Là chảo nồi, chum vại, lọ và chai…
Là mắm muối, tương cà, gạo đỗ
Là mụn vải vá viu ngày thương khó
Cúc tần xanh nghèo ngặt
Cúc tần xanh…
(Trích Thời nắng xanh – Trương Nam Hương, Tạp chí
Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 4-12-2014)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của các dòng thơ sau:
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Thành rau má rau sam…
Thành bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình
Câu 4. Hình ảnh của nhân vật người bà ở đoạn trích trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của những kí ức tuổi thơ đối với việc hình thành nhân cách mỗi con người.
Câu 2. (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ hung bạo của con Sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
.……………..Hết……………..
-------------------------
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trên thế giới này, mỗi một con người là độc nhất vô nhị. Giá trị của các em ở thế gian này, chính là ở chỗ khác biệt giữa các em với mọi người. Vậy nên, sự lựa chọn quan trọng nhất của mỗi một người, là phải trở thành chính bản thân các em.
Các em đừng có thấy người khác nằm mơ thì các em cũng theo đó mà nằm mơ, bị người khác ảnh hưởng giấc mơ, từ đó mà mơ cùng một loại giấc mơ giống như người khác. Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình.
Cần phải lựa chọn thành chính bản thân các em, có nghĩa là không ngừng vươn lên bản thân mình. Các em cần phải không ngừng tìm lại chính mình, hỏi lại chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất cho mình, theo đuổi cảnh giới cao nhất cho mình. Cuộc đời chúng ta cùng chung một nhịp thở với vận mệnh của xã hội này.
Một thế hệ có vận mệnh của một thế hệ. Thế hệ này của các em đã từng có một tuổi thơ và tuổi trẻ bình lặng, nhưng tương lai của các em có thể sẽ phải đối mặt với những biến cố và cải cách to lớn của xã hội…
(Trích Diễn văn của Giáo sư Tùng Nhật Vân tại lễ tốt nghiệp khóa 2013,
Trường Đại học Chính trị và Pháp luận Trung Quốc, nguồn:/rifhucvn.net, ngày 03/4/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, để trở thành chính bản thân mình, tuổi trẻ cần phải làm gì?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về câu: Trên thế giới này, mỗi một con người là độc nhất vô nhị?
Câu 4. Lời khuyên “Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 88- 89)
……………..Hết……………
-------------------------
Đề 3
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ba lĩnh vực chính: kĩ thuật số; Công nghệ sinh học; Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới… Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất.
Đặt biệt, nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung- cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.
Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN…
(Nguồn: Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, http://vov.vn/)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức gì từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0?
Câu 3. Các cụm từ “theo dự báo của các chuyên gia…”, “các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo…”, “theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),…” và các số liệu cụ thể được dẫn ra trong đoạn trích có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện ý tưởng chính của đoạn trích?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến “trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề hành trang cần thiết của giới trẻ để có thể vững vàng bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.89)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ trên.
…………………Hết………………….
-------------------------
Đề 4
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Năm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh nhiều người… Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó”.
Carl Honoré (tác giả cuốn Ngợi ca sống chậm) tự đặt cho mình một loạt câu hỏi: Vì sao chúng ta luôn vội vã như vậy? Nguyên nhân tâm lí? Liệu có thể- và có nên ao ước- sống chậm lại? Những căn bệnh được tác giả miêu tả đủ loại, ăn nhanh, đi vội, sống gấp, làm việc đến kiệt sức, hưởng thụ ngoài sức tưởng tượng. Bởi ở mọi nơi mọi chỗ chúng ta khao khát tốc độ, nên đã làm hỏng cuộc đời đi… Ông gọi đó là “thời đại của sự rồ dại”. Từ đó, ông giới thiệu một giải pháp sống chậm, cốt tìm tới sự hài hòa. Trước tiên người ta phải nhận thức được rằng cốt sao cho nhanh thường đồng nghĩa với vội vàng, hời hợt, nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng. Đó là thứ tư duy đã lỗi thời. Còn chậm nghĩa là thư thái, cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo. Nhanh và chậm chỉ là tương đối. Cái chính của mỗi người tìm cho mình một nhịp sống hợp lí.
(Trích Cái vội của người mình, Những chấn thương tâm lí hiện đại,
Vương Trí Nhàn, NXB Trẻ. 2009, tr. 8-9)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. “Căn bệnh thời gian” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu “nhanh và chậm chỉ là tương đối”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “nhanh thường đồng nghĩa với vội vàng, hời hợt, nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng” không? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sống chậm.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong phần kết thúc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:
Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…
( Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.77-78)
Cảm nhận của anh/chị về những khám phá, suy ngẫm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong đoạn trích trên.
…………………Hết………………….
Đề 5
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất - cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may…
Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.
Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.
(http://kenh14.vn/wechoice-awards-2017, Bình tĩnh sống một thái độ khác giữa cuộc đời vội vã, ngày 27/11/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn trích, “chúng ta luôn phải lao về phía trước” với tâm lý như thế nào?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về việc “xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài” được nêu trong đoạn đoạn trích trên?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của thái độ “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ hôm nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên.
.............................Hết.............................
-------------------------
Đề 6
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích :
Trong bài diễn thuyết tại buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Liberty (Mỹ) năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã nhắn gửi:
Đừng từ bỏ, đừng lùi bước, và đừng bao giờ ngừng làm những điều mà bạn cho là đúng [...] Các bạn hãy nhớ không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng. Sống đúng theo các giá trị của mình có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với chỉ trích từ những người không đủ dũng cảm để làm những gì đúng đắn. Họ biết rõ điều gì là đúng, nhưng họ không đủ can đảm và nghị lực để làm điều đó. Đó gọi là con đường hẹp ít người dám đi. Tôi biết các bạn sẽ làm điều đúng, chứ không phải điều dễ dàng, các bạn sẽ sống đúng với bản thân, đất nước và niềm tin của mình.
(Theo tạp chí Time, http://time.com/4778240/Donald-Trump-liberty-university-speech-transcript)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo Tổng thống Donald Trump, “sống đúng theo các giá trị của mình” có nghĩa là gì?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích trên, anh/chị hiểu thế nào là “con đường hẹp ít người dám đi"?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng “sống đúng theo các giá trị của mình” là điều cần thiết không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Theo Đất Nước - thuộc Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 119-120)
.............................Hết.............................
-------------------------
Đề 7
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì.(...)
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng, quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì phải nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt ... ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Theo Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 114)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn trích trên.
Câu 3. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về mặt tích cực của tính mạo hiểm đối với thanh niên.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 155-156)
.......................................Hết...................................
-------------------------
Đề 8
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bạn có bao giờ ngồi suy nghĩ nghiêm túc về những gì mình thật sự yêu thích? Những gì mình thật sự có khả năng? Những gì mình muốn đạt được trong cuộc sống? Đâu là những trở ngại đối với bạn? Hầu hết mọi người không làm được việc này. Họ chấp nhận những gì “nên” làm, thay vì dành thời gian để tìm hiểu những gì họ “muốn” làm. Mỗi người trong chúng ta yêu thích những thứ khác nhau, lo lắng về những điều khác nhau, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, và điểm riêng của từng người. Chúng ta phải để ý đến những điểm này khi tìm điểm giao nhau giữa năng lực và sự yêu thích. Tôi đặt tên cho giao điểm này là “ngọn lửa xanh” - nơi sự đam mê và năng lực giao nhau. Khi ngọn lửa xanh bùng cháy trong chúng ta, nó trở thành một nguồn lực rất mạnh có thể đưa bạn đi bất cứ nơi nào bạn muốn. Theo tôi thì ngọn lửa xanh là sự giao thoa giữa mục tiêu và đam mê dựa trên sự đánh giá thực tế năng lực của mình. Ngọn lửa xanh giúp bạn xác định mục tiêu trong cuộc sống (…) Tôi tin rằng trong tim mỗi người đều có một mục tiêu khác nhau, một mục tiêu có khả năng bùng phát nếu được kích hoạt phù hợp.
(Trích Đừng bao giờ đi ăn một mình–Keith Ferrazzi, NXB Trẻ, 2014, tr. 42)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ có trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/chị hiểu hình ảnh ngọn lửa xanh là gì?
Câu 4. Theo anh/chị làm thế nào để tìm kiếm được niềm đam mê?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của niềm đam mê tích cực trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Anh/chị hãy cảm nhận về sự hữu hạn của đời người và khát vọng hóa thân của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr. 156) .................Hết................
-------------------------
Đề 9
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo chăm chút đến từng sợi cơ, từng calo thực phẩm anh ăn vào mỗi bữa. Anh là một nhà dinh dưỡng chuyên nghiệp cho mình. Hơn hết thảy, anh là người quản lí bản thân một cách kỉ luật. Kỉ luật đến từng phút ở bể bơi, từng giây ở phòng tập gym.
(2) Lan man câu chuyện Rô và bóng đá, nhưng rốt cuộc điều chúng ta thấy là gì? Ta thấy nếu hàng ngày ta đi với những bước chân nửa vời, đừng oán hận cuộc đời không cho ta cái ta muốn. Ta đáng bị như thế. Ta thấy nếu hàng ngày ta viết, ta nói những câu nói ấm ớ chỉ mang “tính giải trí” cho không gian mạng, đừng trách đám đông bỏ đi hay chê cười. Nếu ta không nghiêm túc với từng chi tiết, từng thớ cơ nhỏ nhất trong công việc ta làm hằng ngày, đừng mong ta có được cái mà người chuyên nghiệp mới có được. Ta có thể bước vào “xế chiều” ngay khi ta mười tám tuổi, không đợi ngày tháng dày thêm.
(Hà Nhân, báo Hoa học trò, số 1302)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2).
Câu 2. Theo đoạn trích, ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo thường làm gì cho sức khỏe bản thân?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “những bước chân nửa vời”?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Nếu ta không nghiêm túc với từng chi tiết, từng thớ cơ nhỏ nhất trong công việc ta làm hằng ngày, đừng mong ta có được cái mà người chuyên nghiệp mới có được” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự nghiêm túc trong công việc hàng ngày.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr. 110-112)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên.
---------------Hết----------------
Đề 10
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
(2) Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.
(3) Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.”
(Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 45)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2).
Câu 2. Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ đâu?
Câu 3. Theo em, “tự biết mình” là biết những gì về bản thân?
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cách rèn luyện bản thân để trở nên tự tin.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Theo Ngữ văn 12 – Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ trên.
------------Hết----------------
-------------------------
Đề 11
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Ông đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là không muốn nhìn thấy người khác thành công.
Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng,“ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi ”(cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
(Theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr. 96 – 97)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, lòng đố kị gây nên những tác hại gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “lòng cao thượng”?
Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để tránh nảy sinh lòng đố kị?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa của “tình cảm cao thượng” trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân?
------------ HẾT----------
-------------------------
Đề 12
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Vào ngày 04/12 tại Đồng Nai, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê Bình Định) lái xe tải chở khoảng 1500 thùng bia Tiger gặp tai nạn. Lập tức những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng còn nguyên bị rớt xuống và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng lon bia lẻ… Đông nghẹt người tập trung kín tại hiện trường để “hôi của” và không ai dừng lại hành vi đáng xấu hổ này dù tài xế van xin, gào khóc thảm thiết. Một số còn dọa đánh khi bị tài xế ngăn lại. Hậu quả là chỉ sau khoảng 15 phút, số lượng lớn bia bị rớt xuống đường đã bị mọi người hốt sạch”
(Theo Hà Anh Chiến, Báo Lao Động, số ra ngày 8 tháng 12 năm 2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, khi xe gặp nạn những người hôi của đã có hành động như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về từ hôi của được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4. Theo anh/chị, cần phải làm gì để hạn chế tình trạng hôi của?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của hành vi hôi của?
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 30)
-----------HẾT----------
-------------------------
Đề 13
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây có những giá trị chung về con người mà hàng ngàn năm không thay đổi. Đó là đã là con người thì phải “vô hại” và “hữu ích”, tức là không hại người và phải có ích với người.
(2) Đó là những giá trị căn bản nhất mà vĩ nhân nào, dân tộc nào, thời đại nào cũng dạy cho con người ta. Khổng Tử, một người thầy lớn trong lịch sử Phương Đông, khuyên: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác). Còn người Phương Tây thì quan niệm: “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình”. Tuy có khác nhau về tâm thế (thụ động hay chủ động) nhưng tựu trung lại đều hướng tới giá trị của con người: sống thì phải hữu ích và vô hại.
(3) Để có thể là con người đúng nghĩa thì cần phải có “năng lực làm người” hay còn gọi là “nền tảng văn hóa”. Đó là phải có cái đầu có khả năng phân biệt phải-trái, tốt-xấu, giả-chân, thiện-ác, cái gì đáng trọng-cái gì đáng khinh…, biết phân biệt ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai, và đặc biệt là biết sống vì cái gì. Đó còn là phải có trái tim giàu lòng trắc ẩn, biết rung lên trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
(Nguồn http://giantutrung.vn/bai-viet/lam-an-hay-lam-nguoi)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả cho rằng đã là con người thì phải thế nào?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao con người đúng nghĩa cần phải có “nền tảng văn hóa”?
Câu 4. Quan niệm: “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình” gợi cho anh/chị những cách ứng xử như thế nào trong cuộc sống?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống hữu ích của con người.
Câu 2. (5.0 điểm)
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 7-8)
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.
……………..Hết……………..
-------------------------
Đề 14
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc bài thơ:
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm http://thlienchau.vinhphuc.edu.vn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4. Hai câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
“Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân”
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ.
(Phần trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).
……………..Hết……………..
-------------------------
Đề 15
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.
Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống" khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại" mà thôi.
(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams,
biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo đoạn trích, cuộc sống là gì?
Câu 2. Trong đoạn trích, người tham gia trò chơi và cống hiến hết mình sẽ tìm thấy điều gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về khái niệm “sống” và “tồn tại” được nói đến trong đoạn trích?
Câu 4. Theo anh/chị, người “không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực” có thể gặp những khó khăn gì trong cuộc sống?
II. LÀM VĂN (7. 0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài (Phần trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).
……………..Hết……………..
Đề 1
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chờ sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạch thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Thành rau má rau sam…
Thành bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình
Gia tài ngoại là các con các cháu
Là câu hát nương che ngày gió bão
Là chảo nồi, chum vại, lọ và chai…
Là mắm muối, tương cà, gạo đỗ
Là mụn vải vá viu ngày thương khó
Cúc tần xanh nghèo ngặt
Cúc tần xanh…
(Trích Thời nắng xanh – Trương Nam Hương, Tạp chí
Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 4-12-2014)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của các dòng thơ sau:
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Thành rau má rau sam…
Thành bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình
Câu 4. Hình ảnh của nhân vật người bà ở đoạn trích trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của những kí ức tuổi thơ đối với việc hình thành nhân cách mỗi con người.
Câu 2. (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ hung bạo của con Sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
.……………..Hết……………..
-------------------------
Đề 2
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trên thế giới này, mỗi một con người là độc nhất vô nhị. Giá trị của các em ở thế gian này, chính là ở chỗ khác biệt giữa các em với mọi người. Vậy nên, sự lựa chọn quan trọng nhất của mỗi một người, là phải trở thành chính bản thân các em.
Các em đừng có thấy người khác nằm mơ thì các em cũng theo đó mà nằm mơ, bị người khác ảnh hưởng giấc mơ, từ đó mà mơ cùng một loại giấc mơ giống như người khác. Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình.
Cần phải lựa chọn thành chính bản thân các em, có nghĩa là không ngừng vươn lên bản thân mình. Các em cần phải không ngừng tìm lại chính mình, hỏi lại chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất cho mình, theo đuổi cảnh giới cao nhất cho mình. Cuộc đời chúng ta cùng chung một nhịp thở với vận mệnh của xã hội này.
Một thế hệ có vận mệnh của một thế hệ. Thế hệ này của các em đã từng có một tuổi thơ và tuổi trẻ bình lặng, nhưng tương lai của các em có thể sẽ phải đối mặt với những biến cố và cải cách to lớn của xã hội…
(Trích Diễn văn của Giáo sư Tùng Nhật Vân tại lễ tốt nghiệp khóa 2013,
Trường Đại học Chính trị và Pháp luận Trung Quốc, nguồn:/rifhucvn.net, ngày 03/4/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, để trở thành chính bản thân mình, tuổi trẻ cần phải làm gì?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về câu: Trên thế giới này, mỗi một con người là độc nhất vô nhị?
Câu 4. Lời khuyên “Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 88- 89)
……………..Hết……………
-------------------------
Đề 3
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ba lĩnh vực chính: kĩ thuật số; Công nghệ sinh học; Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới… Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất.
Đặt biệt, nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung- cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.
Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN…
(Nguồn: Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, http://vov.vn/)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức gì từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0?
Câu 3. Các cụm từ “theo dự báo của các chuyên gia…”, “các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo…”, “theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),…” và các số liệu cụ thể được dẫn ra trong đoạn trích có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện ý tưởng chính của đoạn trích?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến “trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề hành trang cần thiết của giới trẻ để có thể vững vàng bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.89)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ trên.
…………………Hết………………….
-------------------------
Đề 4
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Năm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh nhiều người… Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó”.
Carl Honoré (tác giả cuốn Ngợi ca sống chậm) tự đặt cho mình một loạt câu hỏi: Vì sao chúng ta luôn vội vã như vậy? Nguyên nhân tâm lí? Liệu có thể- và có nên ao ước- sống chậm lại? Những căn bệnh được tác giả miêu tả đủ loại, ăn nhanh, đi vội, sống gấp, làm việc đến kiệt sức, hưởng thụ ngoài sức tưởng tượng. Bởi ở mọi nơi mọi chỗ chúng ta khao khát tốc độ, nên đã làm hỏng cuộc đời đi… Ông gọi đó là “thời đại của sự rồ dại”. Từ đó, ông giới thiệu một giải pháp sống chậm, cốt tìm tới sự hài hòa. Trước tiên người ta phải nhận thức được rằng cốt sao cho nhanh thường đồng nghĩa với vội vàng, hời hợt, nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng. Đó là thứ tư duy đã lỗi thời. Còn chậm nghĩa là thư thái, cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo. Nhanh và chậm chỉ là tương đối. Cái chính của mỗi người tìm cho mình một nhịp sống hợp lí.
(Trích Cái vội của người mình, Những chấn thương tâm lí hiện đại,
Vương Trí Nhàn, NXB Trẻ. 2009, tr. 8-9)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. “Căn bệnh thời gian” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu “nhanh và chậm chỉ là tương đối”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “nhanh thường đồng nghĩa với vội vàng, hời hợt, nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng” không? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sống chậm.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong phần kết thúc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:
Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…
( Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.77-78)
Cảm nhận của anh/chị về những khám phá, suy ngẫm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong đoạn trích trên.
…………………Hết………………….
Đề 5
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất - cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may…
Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.
Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.
(http://kenh14.vn/wechoice-awards-2017, Bình tĩnh sống một thái độ khác giữa cuộc đời vội vã, ngày 27/11/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn trích, “chúng ta luôn phải lao về phía trước” với tâm lý như thế nào?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về việc “xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài” được nêu trong đoạn đoạn trích trên?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của thái độ “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ hôm nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên.
.............................Hết.............................
-------------------------
Đề 6
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích :
Trong bài diễn thuyết tại buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Liberty (Mỹ) năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã nhắn gửi:
Đừng từ bỏ, đừng lùi bước, và đừng bao giờ ngừng làm những điều mà bạn cho là đúng [...] Các bạn hãy nhớ không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng. Sống đúng theo các giá trị của mình có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với chỉ trích từ những người không đủ dũng cảm để làm những gì đúng đắn. Họ biết rõ điều gì là đúng, nhưng họ không đủ can đảm và nghị lực để làm điều đó. Đó gọi là con đường hẹp ít người dám đi. Tôi biết các bạn sẽ làm điều đúng, chứ không phải điều dễ dàng, các bạn sẽ sống đúng với bản thân, đất nước và niềm tin của mình.
(Theo tạp chí Time, http://time.com/4778240/Donald-Trump-liberty-university-speech-transcript)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo Tổng thống Donald Trump, “sống đúng theo các giá trị của mình” có nghĩa là gì?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích trên, anh/chị hiểu thế nào là “con đường hẹp ít người dám đi"?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng “sống đúng theo các giá trị của mình” là điều cần thiết không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Theo Đất Nước - thuộc Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 119-120)
.............................Hết.............................
-------------------------
Đề 7
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì.(...)
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng, quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì phải nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt ... ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Theo Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 114)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn trích trên.
Câu 3. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về mặt tích cực của tính mạo hiểm đối với thanh niên.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 155-156)
.......................................Hết...................................
-------------------------
Đề 8
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bạn có bao giờ ngồi suy nghĩ nghiêm túc về những gì mình thật sự yêu thích? Những gì mình thật sự có khả năng? Những gì mình muốn đạt được trong cuộc sống? Đâu là những trở ngại đối với bạn? Hầu hết mọi người không làm được việc này. Họ chấp nhận những gì “nên” làm, thay vì dành thời gian để tìm hiểu những gì họ “muốn” làm. Mỗi người trong chúng ta yêu thích những thứ khác nhau, lo lắng về những điều khác nhau, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, và điểm riêng của từng người. Chúng ta phải để ý đến những điểm này khi tìm điểm giao nhau giữa năng lực và sự yêu thích. Tôi đặt tên cho giao điểm này là “ngọn lửa xanh” - nơi sự đam mê và năng lực giao nhau. Khi ngọn lửa xanh bùng cháy trong chúng ta, nó trở thành một nguồn lực rất mạnh có thể đưa bạn đi bất cứ nơi nào bạn muốn. Theo tôi thì ngọn lửa xanh là sự giao thoa giữa mục tiêu và đam mê dựa trên sự đánh giá thực tế năng lực của mình. Ngọn lửa xanh giúp bạn xác định mục tiêu trong cuộc sống (…) Tôi tin rằng trong tim mỗi người đều có một mục tiêu khác nhau, một mục tiêu có khả năng bùng phát nếu được kích hoạt phù hợp.
(Trích Đừng bao giờ đi ăn một mình–Keith Ferrazzi, NXB Trẻ, 2014, tr. 42)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ có trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/chị hiểu hình ảnh ngọn lửa xanh là gì?
Câu 4. Theo anh/chị làm thế nào để tìm kiếm được niềm đam mê?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của niềm đam mê tích cực trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Anh/chị hãy cảm nhận về sự hữu hạn của đời người và khát vọng hóa thân của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr. 156) .................Hết................
-------------------------
Đề 9
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo chăm chút đến từng sợi cơ, từng calo thực phẩm anh ăn vào mỗi bữa. Anh là một nhà dinh dưỡng chuyên nghiệp cho mình. Hơn hết thảy, anh là người quản lí bản thân một cách kỉ luật. Kỉ luật đến từng phút ở bể bơi, từng giây ở phòng tập gym.
(2) Lan man câu chuyện Rô và bóng đá, nhưng rốt cuộc điều chúng ta thấy là gì? Ta thấy nếu hàng ngày ta đi với những bước chân nửa vời, đừng oán hận cuộc đời không cho ta cái ta muốn. Ta đáng bị như thế. Ta thấy nếu hàng ngày ta viết, ta nói những câu nói ấm ớ chỉ mang “tính giải trí” cho không gian mạng, đừng trách đám đông bỏ đi hay chê cười. Nếu ta không nghiêm túc với từng chi tiết, từng thớ cơ nhỏ nhất trong công việc ta làm hằng ngày, đừng mong ta có được cái mà người chuyên nghiệp mới có được. Ta có thể bước vào “xế chiều” ngay khi ta mười tám tuổi, không đợi ngày tháng dày thêm.
(Hà Nhân, báo Hoa học trò, số 1302)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2).
Câu 2. Theo đoạn trích, ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo thường làm gì cho sức khỏe bản thân?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “những bước chân nửa vời”?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Nếu ta không nghiêm túc với từng chi tiết, từng thớ cơ nhỏ nhất trong công việc ta làm hằng ngày, đừng mong ta có được cái mà người chuyên nghiệp mới có được” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự nghiêm túc trong công việc hàng ngày.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr. 110-112)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên.
---------------Hết----------------
Đề 10
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
(2) Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.
(3) Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.”
(Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 45)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2).
Câu 2. Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ đâu?
Câu 3. Theo em, “tự biết mình” là biết những gì về bản thân?
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cách rèn luyện bản thân để trở nên tự tin.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Theo Ngữ văn 12 – Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ trên.
------------Hết----------------
-------------------------
Đề 11
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Ông đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là không muốn nhìn thấy người khác thành công.
Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng,“ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi ”(cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
(Theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr. 96 – 97)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, lòng đố kị gây nên những tác hại gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “lòng cao thượng”?
Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để tránh nảy sinh lòng đố kị?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa của “tình cảm cao thượng” trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân?
------------ HẾT----------
-------------------------
Đề 12
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Vào ngày 04/12 tại Đồng Nai, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê Bình Định) lái xe tải chở khoảng 1500 thùng bia Tiger gặp tai nạn. Lập tức những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng còn nguyên bị rớt xuống và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng lon bia lẻ… Đông nghẹt người tập trung kín tại hiện trường để “hôi của” và không ai dừng lại hành vi đáng xấu hổ này dù tài xế van xin, gào khóc thảm thiết. Một số còn dọa đánh khi bị tài xế ngăn lại. Hậu quả là chỉ sau khoảng 15 phút, số lượng lớn bia bị rớt xuống đường đã bị mọi người hốt sạch”
(Theo Hà Anh Chiến, Báo Lao Động, số ra ngày 8 tháng 12 năm 2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, khi xe gặp nạn những người hôi của đã có hành động như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về từ hôi của được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4. Theo anh/chị, cần phải làm gì để hạn chế tình trạng hôi của?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của hành vi hôi của?
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 30)
-----------HẾT----------
-------------------------
Đề 13
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây có những giá trị chung về con người mà hàng ngàn năm không thay đổi. Đó là đã là con người thì phải “vô hại” và “hữu ích”, tức là không hại người và phải có ích với người.
(2) Đó là những giá trị căn bản nhất mà vĩ nhân nào, dân tộc nào, thời đại nào cũng dạy cho con người ta. Khổng Tử, một người thầy lớn trong lịch sử Phương Đông, khuyên: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác). Còn người Phương Tây thì quan niệm: “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình”. Tuy có khác nhau về tâm thế (thụ động hay chủ động) nhưng tựu trung lại đều hướng tới giá trị của con người: sống thì phải hữu ích và vô hại.
(3) Để có thể là con người đúng nghĩa thì cần phải có “năng lực làm người” hay còn gọi là “nền tảng văn hóa”. Đó là phải có cái đầu có khả năng phân biệt phải-trái, tốt-xấu, giả-chân, thiện-ác, cái gì đáng trọng-cái gì đáng khinh…, biết phân biệt ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai, và đặc biệt là biết sống vì cái gì. Đó còn là phải có trái tim giàu lòng trắc ẩn, biết rung lên trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
(Nguồn http://giantutrung.vn/bai-viet/lam-an-hay-lam-nguoi)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả cho rằng đã là con người thì phải thế nào?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao con người đúng nghĩa cần phải có “nền tảng văn hóa”?
Câu 4. Quan niệm: “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình” gợi cho anh/chị những cách ứng xử như thế nào trong cuộc sống?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống hữu ích của con người.
Câu 2. (5.0 điểm)
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 7-8)
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.
……………..Hết……………..
-------------------------
Đề 14
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc bài thơ:
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm http://thlienchau.vinhphuc.edu.vn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4. Hai câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
“Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân”
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ.
(Phần trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).
……………..Hết……………..
-------------------------
Đề 15
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang)
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.
Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống" khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại" mà thôi.
(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams,
biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo đoạn trích, cuộc sống là gì?
Câu 2. Trong đoạn trích, người tham gia trò chơi và cống hiến hết mình sẽ tìm thấy điều gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về khái niệm “sống” và “tồn tại” được nói đến trong đoạn trích?
Câu 4. Theo anh/chị, người “không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực” có thể gặp những khó khăn gì trong cuộc sống?
II. LÀM VĂN (7. 0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài (Phần trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019).
……………..Hết……………..
Nhận xét
Đăng nhận xét