CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I.Tìm hiểu chung1.Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (19301989) – Quê: Nghệ An.
- Là nhà văn quân đội, sáng tác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Trong thời kì nào Nguyễn Nguyễn Minh Châu có lối văn giản Minh Châu đều sáng tác theo dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư phương châm “Đi tìm hạt vnghiị, nhiệmều. trải nghiệm, chiêm ngọc ẩn giấu trong tâm hồn - Tác phẩm tiêu biểu: Cửa sông mỗi con người” và ông luôn (tiểu thuyết,1966), Dấu chân người có cái nhìn thấu hiểu, trĩu lính (tiểu thuyết,1972), Miền cháy nặng tình thương và nỗi lo âu (tiểu thuyết,1977), Người đàn bà trên đối với con người chuy1983ế), Bến n tàu tquê ốc h(àtruyện nh (truyện ngắn, ngắn, 1985)...
2. Tác phẩm
- Ra đời: Tháng 8- 1983. - In trong tập truyện ngắn cùng
tên, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987
- Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2: (Từ “Ngay lúc ấy … với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện của người đàn bà hàng chài. + Đoạn 3: Còn lại: Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy.
- Tóm tắt tác phẩm: (HS tự tóm tắt khoảng 10 dòng)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề:
- Hình ảnh biểu tượng cho thiên nhiên và cuộc sống lao động vùng biển.
- Gợi về một cuộc sống bấp bênh, trôi nổi.
-Biểu tượng về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. => Phải nhìn nhận cuộc đời với nhiều chiều khác nhau và phải đem nghệ thuật gắn với cuộc đời hơn.
2. Tình huống truyện:
Độc đáo, chứa đựng những suy ngẫm, phát hiện sâu sắc của nhà văn về cách nhìn nhận cuộc sống và mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực, người nghệ sĩ với cuộc đời.
Thế nào là tình huống truyện?
- Là hoàn cảnh, bối cảnh của một câu chuyện mà trong đó có một hoặc một vài sự kiện đặc biệt xảy ra, là “tình thế của câu chuyện, là khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”.
- Làm nổi bật cuộc sống cũng như cá tính của nhân vật, đồng thời cũng là cách để tác giả bộc lộ những tư tưởng, những suy nghĩ của của mình.
- Có ba loại tình huống truyện: tình huống tâm lý, tình huống hành động, tình huống nhận thức.
Trong đó “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc loại tình huống truyện nhận thức.
2.1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
a. Phát hiện thứ nhất:
* Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa:
Là một “cảnh đắt trời cho”
- Khung cảnh rộng lớn của biển với chiếc thuyền ngoài xa mà “mái thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù màu trắng như có sữa pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào” - Một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ
- Một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích
- Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa.
=> Bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ.
* Cảm xúc của Phùng trước vẻ đẹp thiên nhiên
- Bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”
- Tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn.
- Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc - niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
=> Không chỉ nhạy bén trước cái đẹp, Phùng còn có cả những suy tưởng sâu sắc về quan hệ giữa cái đẹp với cái thiện: cái đẹp thực sự phải có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.
b. Phát hiện thứ hai:
* Cảnh tượng cuộc sống trong gia đình hàng chài
- Người đàn ông + Ngoại hình: . Lưng rộng và cong
Cơ cực,
. Tóc tổ quạ cằn cỗi.
. Chân chữ bát
. Lông mày cháy nắng
+ Thái độ và hành động: . Hùng hổ
. Rút thắt lưng quật tới tấp
. Vừa đánh vừa thở hồng hộcHung dữ, . Hai hàm răng nghiến ken kétđộc ác.
. Nguyền rủa, rên rỉ.
- Người đàn bà
Ngoại hình:
• Ngoài bốn mươi, cao lớn, thô kệch, mặt rỗ. Không có nhan sắc,
+
• Khuôn mặt thì buồn ngủ, mệt mỏi và tái cuộc sống ngắtcơ cực và
• Lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng + Thái độ:
• Bị đánh rất đau đớn nhưng vẫn: không lam lũ.
Cam chịu,
kêu, không chống trả, không chạy trốn.nhẫn nhục
• Khóc trong đau đớn, xấu hổ, nhục nhã.đến khó
hiểu.
- Thằng Phác
+ “giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của người đàn ông”
+ Bị cha tát hai cái khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. + Lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
=> Hành động bảo vệ mẹ trước sự tàn bạo của cha. Thương mẹ theo cách của một đứa con còn nhỏ tuổi.
Phát hiện thứ 2 là bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí: Thực tế đau đớn và bi kịch ngang trái của nạn bạo lực gia đình. Là sự thật tàn nhẫn trong góc khuất cuộc sống của những con người nghèo khổ.
* Thái độ của người nghệ sĩ:
- Ngạc nhiên, kinh ngạc đứng há mồm ra mà nhìn - Không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác nên đã xông ra can ngăn.
→ Hết sức sửng sốt, thất vọng, cay đắng.
Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; cái đẹp đôi lúc cũng không hoàn hảo, không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
a. Hoàn cảnh kể chuyện:
- Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, người đàn bà hàng chài đã có mặt ở toà án huyện. Trước lời đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng, người đàn bà dứt khoát từ chối bỏ chồng.
- Tại toà án, chị kể về cuộc đời mình và gián tiếp giải thích lí do vì sao chị nhất quyết không thể bỏ lão chồng vũ phu.
2.2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:
b. Diễn biến câu chuyện:
- Người đàn bà giãi bày những lý do bà không thể bỏ chồng:
+ Mang ơn chồng vì đã cưu mang cuộc đời bà, lão từng là: “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”, vì đẻ nhiều nên mới nghèo đói, trốn lính…
+ Gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba.
+ Chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con.
+ Trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ.
b. Diễn biến câu chuyện:
- Thái độ, phản ứng của người đàn bà khi đến toà:
+ Ban đầu mới đến toà: chị sợ sệt, lúng túng, một lạy quý toà, hai lạy quý toà…
+ Sau khi nghe lời khuyên của Đẩu: chị trở nên mạnh dạn, chủ động, kiên quyết từ chối lời đề nghị của vị chánh án và của người nghệ sĩ…(không còn xưng hô “con – quý toà” mà tự xưng là “chị” và gọi
Phùng, Đẩu là “các chú”)
2.2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:
c. Nghệ sĩ Phùng nhận ra nhiều vấn đề từ câu chuyện:
- Về người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha);
- Về người chồng của chị (bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh, ông ta chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt);
- Về chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng còn nặng nề lý thuyết)
- Về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).
d. Những điều rút ra từ câu chuyện:
- Có những nghịch lý trong cuộc sống mà con người buộc phải chấp nhận;
- Nhà văn phê phán tình trạng bạo lực gia đình – một mảng tối trong xã hội;
- Lòng tốt và luật pháp cần đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không nên áp đặt cứng nhắc;
- Người nghệ sĩ phải hiểu biết cuộc đời và phản ánh trung thực đời sống, phải nhìn từ nhiều góc độ đối với đời sống và con người.
3. Nhân vật người đàn bà hàng chài:
3.1. Tên gọi: Cách gọi phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta....
Nhân vật vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ của bao người phụ nữ khác trên những miền quê Việt Nam.
3.2. Ngoại hình: “trạc ngoài bốn mươi tuổi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”
Diện mạo xấu, thô kệch.
3. Nhân vật người đàn bà hàng chài:
3.3. Số phận:
- Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật...
- Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, lam lũ, bấp bênh.
- Bị chồng đánh đập, hành hạ thường xuyên cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
Cảnh ngộ bi thương, bất hạnh.
3.4. Phẩm chất, tính cách:
- Giàu lòng thương con:
Nhẫn nhục hứng chịu đòn roi của chồng để con có cha và có ăn (“Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.)
- Là người phụ nữ vị tha và thấu hiểu lẽ đời:
+ Bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng bà cũng không oán trách vì bà hiểu cái khổ đã làm người hiền lành trở thành kẻ độc ác. Thậm chí, bà coi mình là nguyên nhân khiến cuộc sống của chồng trở nên khốn khổ.
+ Bà hiểu cuộc sống trên thuyền cần có một người đàn ông để làm chỗ dựa, dù người chồng ấy có vũ phu tàn bạo.
+ Câu chuyện bà kể tại toà án huyện đã khiến cho Phùng và Đẩu vỡ ra nhiều điều bất ngờ trong cuộc sống.
3.4. Phẩm chất, tính cách:
- Biết chắt chiu, trân trọng những hạnh phúc dù là nhỏ nhoi nhất
+ Đó những giây phút vợ chồng con cái sống bên nhau vui vẻ, hoà thuận.
+ Niềm vui lớn nhất của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”; “lần đầu tiên trên gương mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên một nụ cười”
+ Sự tận tụy hi sinh cho chồng con chính là niềm vui lớn nhất đối với người đàn bà.
3.4. Phẩm chất, tính cách:
- Giàu lòng thương con;
- Là người phụ nữ vị tha, bao dung, độ lượng và thấu
hiểu lẽ đời;
- Biết chắt chiu, trân trọng những hạnh phúc dù là nhỏ nhoi nhất.
Với thủ pháp đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, giữa số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu, bao dung, vị tha, tình mẫu tử sáng ngời, hình ảnh ngừơi đàn bà hàng chài chính là hiện thân cho phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
4. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
- Bức ảnh nghệ thuật được nghệ sĩ Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lí tưởng cho những nhà sành nghệ thuật.
“Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…”
- Ý nghĩa: Tấm ảnh là biểu tượng của nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật chân chính không thể tách rời cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời, gắn với cuộc đời.
III. Tổng kết
.
1. Nội dung - Tác phẩm thể hiện lòng yêu thương con người sâu sắc của tác giả.
- Thể hiện cái nhìn đa diện về cuộc sống.
- Nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc sống.
2. Nghệ thuật:
* Xây dựng cốt truyện giản dị mà độc đáo
- Tình huống mang ý nghĩa khám phá về đời sống.
- Tình huống truyện dã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
* Ngôn ngữ trần thuật
- Người kể chuyện: Phùng - sự hoá thân của tác giả. - Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách từng nhân vật.
Nhận xét
Đăng nhận xét